Thị thư Học sĩ không có trong A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press. Nhưng theo bài viết này, chức Thị thư đã có từ thời Đường và được dịch là Academician Calligrapher-in-Waiting. Từ thời sơ Đường, đã có những nhà thơ và thư pháp trứ danh ví dụ như Chử Toại Lương (褚遂良 - 596 – 659) hoặc Liễu Công Quyền (778-854), nên việc có chức Thị Thư chuyên giúp vua học tập thư pháp là một điều rất có thể xảy ra.
baidu.com
baike.baidu.com
Thị thư Học sĩ không có trong A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press. Nhưng theo bài viết này, chức Thị thư đã có từ thời Đường và được dịch là Academician Calligrapher-in-Waiting. Từ thời sơ Đường, đã có những nhà thơ và thư pháp trứ danh ví dụ như Chử Toại Lương (褚遂良 - 596 – 659) hoặc Liễu Công Quyền (778-854), nên việc có chức Thị Thư chuyên giúp vua học tập thư pháp là một điều rất có thể xảy ra.
chinaknowledge.de
Thị thư Học sĩ không có trong A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press. Nhưng theo bài viết này, chức Thị thư đã có từ thời Đường và được dịch là Academician Calligrapher-in-Waiting. Từ thời sơ Đường, đã có những nhà thơ và thư pháp trứ danh ví dụ như Chử Toại Lương (褚遂良 - 596 – 659) hoặc Liễu Công Quyền (778-854), nên việc có chức Thị Thư chuyên giúp vua học tập thư pháp là một điều rất có thể xảy ra.
Theo bài viết này, chức chưởng quan Hàn lâm viện thời Minh là Chưởng viện học sĩ (掌院學士) thay vì là Học sĩ (學士). Việc này không đúng vì chức Chưởng viện học sĩ chỉ có từ thời Thanh theo A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press và Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002, trang 288 mục 486. Hàn lâm viện Chưởng viện Học sĩ
hannom.org.vn
Ví dụ bia khoa Quý MùiLưu trữ 2016-10-18 tại Wayback Machine 1703 với "Cẩn sự lang Hàn lâm viện Hiệu lý Thị nội Thư tả Thủy binh phiên"
Ví dụ như trong bản chữ Hán trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, "...Tháng giêng, mùa xuân. Bổ dụng Trương Hán Siêu làm Hàn Lâm học sĩ"
Ví dụ bản chữ Hán Đại Việt sử ký toàn thư, dòng 11 từ bên phải đếm qua, "Lấy Lưu Hưng Hiếu làm Hàn lâm viện thị giảng tham chưởng Hàn lâm viện sự"
Lưu ý, khi bạn xem bản chữ Hán này, bản hoàn toàn không có đoạn viết nào về Trương Hán Siêu được phong Hàn lâm học sĩ. Bản dịch tiếng Việt được lấy từ bản Đại Việt sử ký toàn thư, bản in Nội các quan bản, Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Nếu bạn có bản này, xin so sánh và cập nhật thêm thông tin có đúng là thời Trần, phong chức Hàn lâm học sĩ hay Hàn lâm viện học sĩ.
Bản chữ HánKhâm Định Việt sử thông giám cương mục, có ghi Trương Hán Siêu là Hàn lâm học sĩ
Bản dịch tiếng Việt của Đại Việt sử ký toàn thư thêm chữ bọn là không đúng. Trong bản chữ Hán, chỉ dùng chữ mệnh (命, mệnh lệnh), không hề có chữ bọn. Thêm chữ bọn để chỉ sự nhận mệnh lệnh của các quan cấp cao thời quân chủ là bất kính với tiền nhân. Ngày nay, nếu viết "Tổng thống Obama lệnh cho bọn Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter" hoặc "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lệnh cho bọn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc" chắc chắn sẽ bị độc giả chê cười là người thiếu văn hóa, "mất dạy". Mặc dù thời quân chủ, vua nắm quyền hành, nhưng không vì vậy mà mất đi sự tôn kính, nhất là thời vua Lê Thánh Tông, là vị vua rất tôn trọng Nho học và là một vị vua anh minh trong lịch sử Việt. Độc giả cần lưu ý điều này khi đọc các bản dịch sử Việt ngày nay.
Trong bản dịch tiếng Việt của Đại Việt sử ký toàn thư, thiếu hẳn đoạn này. Xem thêm bản chữ Hán tại đây
Trong bản dịch tiếng Việt của Đại Việt sử ký toàn thư, thiếu mất chữ sự trong chưởng Hàn lâm viện sự. Xem bản chữ Hán tại đây
Bản dịch tiếng Việt của Đại Việt sử ký, ghi là "Hàn lâm thị độc, trưởng Hàn lâm viện sự" là không đúng. Bản chử Hán xem tại đây, ghi là Hàn lâm thị độc chưởng Hàn lâm viện sự (không có dấu phẩy và là chữ chưởng, không phải trưởng)
Xem bản chữ Hán tại đây (bắt đầu từ hàng thứ hai đoạn gần áp chót bên trái)
xem bản dịch tiếng Việt Đại Nam liệt truyện tập 2 trang 566 đoạn "Huệ đã đắc chí, nghiễm nhiên tự xưng là đế, lập Lê Thị Ngọc Hân làm Bắc cung Hoàng hậu... thị lang, tư cụ, hàn lâm, còn nhiều danh loại khác không thể kể hết được...", xem bản chữ Hán đoạn trên tại đây và đoạn có chữ Hàn lâm ở trang kế tiếp
Vị Hàn lâm thừa chỉ còn lại là Nguyễn Vũ, thời Cảnh Thống Lê Tương Dực. Vị Hàn lâm thừa chỉ này chỉ được nhắc đến qua việc cùng vua Lê Tương Dực mất dưới tay Trịnh Duy Sản vào năm Hồng Thuận 8 (1516). Không thấy ghi chép gì về quan Hàn lâm thừa chỉ Nguyễn Vũ trong sử Việt ngoài việc đậu đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thânLưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine và mất theo vua. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1993 Nguyễn Vũ người làng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, do đỗ tứ trường kỳ thi Hương, viết chữ thảo đẹp, lại đem thơ quân ứng nghĩa, từ đầu, làm quan đến Binh bộ tả thị lang, được vua rất yêu quý. Khoa thi Hội năm Giáp Tuất. Vũ đã 58 tuổi, văn viết lủng củng, đã không được trúng tuyển. Vua cho thi lại, lấy đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân. Không bao lâu, làm tới Hình bộ thượng thư kiêm Bảo Thiên điện Đông các đại học sĩ, Hàn lâm viện thừa chỉ nhập thị kinh diên, ngày đêm uống rượu đánh bạc ở nội điện, bị người bấy giờ coi khinh. Đến nay đi theo vua, bảo con rằng: "Ăn lộc của vua, phải chết vì nạn của vua", cũng bị Duy Sản giết.
Vị Hàn lâm thừa chỉ còn lại là Nguyễn Vũ, thời Cảnh Thống Lê Tương Dực. Vị Hàn lâm thừa chỉ này chỉ được nhắc đến qua việc cùng vua Lê Tương Dực mất dưới tay Trịnh Duy Sản vào năm Hồng Thuận 8 (1516). Không thấy ghi chép gì về quan Hàn lâm thừa chỉ Nguyễn Vũ trong sử Việt ngoài việc đậu đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thânLưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine và mất theo vua. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1993 Nguyễn Vũ người làng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, do đỗ tứ trường kỳ thi Hương, viết chữ thảo đẹp, lại đem thơ quân ứng nghĩa, từ đầu, làm quan đến Binh bộ tả thị lang, được vua rất yêu quý. Khoa thi Hội năm Giáp Tuất. Vũ đã 58 tuổi, văn viết lủng củng, đã không được trúng tuyển. Vua cho thi lại, lấy đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân. Không bao lâu, làm tới Hình bộ thượng thư kiêm Bảo Thiên điện Đông các đại học sĩ, Hàn lâm viện thừa chỉ nhập thị kinh diên, ngày đêm uống rượu đánh bạc ở nội điện, bị người bấy giờ coi khinh. Đến nay đi theo vua, bảo con rằng: "Ăn lộc của vua, phải chết vì nạn của vua", cũng bị Duy Sản giết.
Phần lớn các bài viết về Khương Công Phụ đều cho rằng ông thi vào năm 780 và được đỗ liền và được bang chức Hàn lâm Học sĩ. Đều này có thể không đúng, vì chức Hàn lâm học sĩ là một học vị cao thời Đường. Có thể nguồn tiếng Hán về ông đúng hơn, vì trước đó năm 764, Khương Công Phụ đã đỗ và được bổ chức Hiệu thư lang, giúp việc các quan soạn thảo văn kiện, là chức được dành cho các vị tiến sĩ đỗ cấp cao, là bàn đạp để các tiến sĩ bắt đầu trong con đường quan trường. Sau khi làm việc tại kinh đô Trường An 4 năm, Khương Công Phụ đã tham dự ân khoa năm 780 với bài chế xuất sắc, vì vậy ông được thăng chức Hữu thập di, là chức được quyền xem xét và chỉnh sửa những sai lầm trong văn kiện. Có lẽ đây mới là lúc ông được cho rằng đã có kinh nghiệm quan trường và với bài chế xuất sắc, triều đình ban cho ông chức Hàn lâm học sĩ, rất xứng đáng với học vấn của ông.