Đường Cao Tổ tuy lấy niên hiệu là Vũ Đức nhưng tiền đúc lại dùng chữ Khai Nguyên. Dẫn theo "Tiền thời Cảnh Hưng, một bí ẩn lịch sử cần được khám phá" của Nguyễn Cảnh Huy; tài liệu của Sở Khoa học công nghệ Bình ĐịnhLưu trữ 2009-05-03 tại Wayback Machine cũng khẳng định tương tự: Khai Nguyên Thông Bảo do Đường Cao Tổ đúc
nomna.org
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Bản in Nội các quan bản (1697)- Bản chữ Hán, trang 25 (web) tức trang 26a viết (phiên âm): Bính Tí cửu niên, [Minh Hồng Vũ nhị thập cửu niên,] xuân chính nguyệt, chiếu sa thải tăng đạo niên vị cập ngũ thập dĩ thượng giả lặc hoàn bản tục, hựu tục hữu thông kinh giáo giả thụ Đường đầu thủ, tri cung, tri quán, tri tự, dư vi tu nhân thị giả...Hạ tứ nguyệt, sơ hành thông bảo hội sao ấn thành lệnh nhân hoán tiền mỗi tiền nhất cưỡng thủ sao nhất mân nhị mạch. Nghĩa: Bính Tý, [Quang Thái] năm thứ 9 [1396], (Minh Hồng Vũ năm thứ 29). Mùa xuân, tháng giêng, xuống chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến 50 tuổi trở xuống, bắt phải hoàn tục. Lại thi những người thông hiểu kinh giáo, ai đỗ thì cho làm Đường đầu thủ [Chú giải], tri cung, tri quán, tri tự, còn thì cho làm kẻ hầu của người tu hành....Mùa hạ, tháng 4, bắt đầu phát [tiền giấy]. Thông bảo hội sao. In xong, ra lệnh cho người đến đổi, cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy.
Đường Cao Tổ tuy lấy niên hiệu là Vũ Đức nhưng tiền đúc lại dùng chữ Khai Nguyên. Dẫn theo "Tiền thời Cảnh Hưng, một bí ẩn lịch sử cần được khám phá" của Nguyễn Cảnh Huy; tài liệu của Sở Khoa học công nghệ Bình ĐịnhLưu trữ 2009-05-03 tại Wayback Machine cũng khẳng định tương tự: Khai Nguyên Thông Bảo do Đường Cao Tổ đúc