Trần Hàm (Tây Hán) (Vietnamese Wikipedia)

Analysis of information sources in references of the Wikipedia article "Trần Hàm (Tây Hán)" in Vietnamese language version.

refsWebsite
Global rank Vietnamese rank
low place
low place

wikipedia.org

zh.wikipedia.org

  • Tiêu Vọng Chi (chữ Hán: 萧望之), thầy của Hán Nguyên đế, danh nho nhà Tây Hán. Ông là cháu trực hệ 6 đời của Tiêu Hà, được xem là thủy tổ của sĩ tộc Lan Lăng Tiêu thị, vẻ vang đến đời Đường chưa dứt
  • Hán thư, tlđd chép nguyên văn là "髡为城旦/khôn vi thành đán", một nhục hình kết hợp với lao dịch và lưu đày (徒/đồ), chỉ xếp sau tử hình trong hệ thống hình phạt đời Tây Hán. Khôn là nhục hình cắt tóc, ban đầu là 髡钳/khôn kiềm, tức là Khôn kết hợp với Kiềm – nhục hình đeo vòng sắt ở cổ. (Vi nghĩa là làm.) Thành đán gọi đầy đủ là Thành đán Thung (城旦舂); Thung (đâm, giã) là hình thức lao dịch dành cho nữ, đại ý "不豫作徭, 但舂作米" (HV: bất dự tác dao, đãn thung tác mễ; tạm dịch: làm việc không nghỉ, giã gạo mà thôi), tuy nhiên không có sử liệu ghi nhận cụ thể hình phạt này như thế nào; Thành (tòa thành) đán (buổi sáng) là hình thức lao dịch dành cho nam, đại ý "昼日伺寇虏, 夜暮筑长城" (HV: trú nhật tý khấu lỗ, dạ mộ trúc trường thành, tạm dịch: sáng ngày dò giặc cướp, đêm tối đắp trường thành), nhưng vào đời Hán thì công việc chủ yếu là đắp thành. Năm 168 TCN, Hán Văn đế nhân vụ án của Thuần Vu Ý mà giảm nhẹ hình phạt, tội đáng thích chữ vào mặt (kình) được đổi làm "khôn kiềm vi thành đán", từ đây hình phạt này trở nên phổ biến ở đời Hán. Theo Hán quan cựu nghi (汉官旧仪), thời hạn của Thành đán và Thung đều là 5 năm; cùng với thời gian, (tuy không có ghi chép cụ thể) Kiềm đã bị bỏ đi, chỉ còn Khôn, cụ thể là trường hợp của Trần Hàm, Chu Vân ở đây
  • Hán thư, tlđd chép nguyên văn: "以律程作司空/dĩ luật trình tác Tư không"; Nhan Sư Cổ (颜师古) chú giải: "Tư không, quan quản lý lao dịch."
  • Thiếu phủ (少府) là một trong cửu khanh, phụ trách trưng thu các khoản thuế nông nghiệp trừ ngành trồng trọt (tức là chăn nuôi, săn bắn, đánh cá,...), các khoản thuế thu nhập cá nhân, quản lý kho lẫm dành riêng cho hoàng đế chi dùng và quản lý các ngành thủ công nghiệp