Vệ Giới (Vietnamese Wikipedia)

Analysis of information sources in references of the Wikipedia article "Vệ Giới" in Vietnamese language version.

refsWebsite
Global rank Vietnamese rank
low place
low place
27th place
28th place

wikipedia.org

zh.wikipedia.org

  • Tấn thư, tlđd: Cha vợ Giới là Nhạc Quảng,... Vợ Giới mất sớm. Chinh nam tướng quân Sơn Giản gặp ông, rất đỗi khâm trọng. Giản nói: "Xưa Đái Thú Loan (tức Đái Lương) gả con, chỉ hiền là được, không hỏi sang hèn, huống hồ họ Vệ là người có lệnh vọng [4] trong môn hộ quyền quý!"
  • Tấn thư, tlđd: Đôn nói với Côn rằng: "Xưa Vương Phục Tự (tức Vương Bật) phát ra ‘kim thanh’ ở trong triều. Anh này lại ‘ngọc chấn’ Giang biểu [22], đầu mối của vi ngôn, dứt rồi lại nối. Không ngờ cuối thời Vĩnh Gia, lại nghe tiếng thời Chánh Thủy, Hà Bình Thúc (tức Hà Yến) nếu còn sống, hẳn lại tuyệt đảo."
  • Tấn thư, tlđd: Về sau Lưu Đàm, Tạ Thượng cùng luận với nhân sĩ trong triều, có người hỏi: "Đỗ Nghệ (杜乂) có thể sánh với Vệ tẩy mã chăng?" Thượng nói: "Sao mà so được, khoảng cách giữa họ còn đủ chỗ cho vài người." Đàm lại nói: "Đỗ Nghệ thì ‘phu thanh’, Thúc Bảo thì ‘thần thanh’ [23]." Ông được người hiểu biết coi trọng như vậy đấy. Lúc bấy giờ danh sĩ thời Trung hưng, chỉ có Vương Thừa (王承) cùng Giới được người đương thời cho là đệ nhất.
  • Lưu Hiếu Tiêu – Thế thuyết tân ngữ chú, dẫn Tấn chư công tán: "Vệ Giới tự Thúc Bảo, người An Ấp, Hà Đông. Tổ phụ Quán, thái úy. Phụ Hằng, Hoàng môn thị lang." Xem chi tiết hơn tại Tấn thư – Vệ Quán truyện
  • Huyền học (Metaphysics), là trào lưu triết học xuất hiện vào đời Ngụy Tấn, do Hà Yến (何晏), Vương Bật (王弼) khởi xướng, về mặt tư tưởng kết hợp đạo Hoàng Lão với đạo Nho, về mặt học thuyết lấy Chu Dịch làm gốc, kinh điển nhà Nho làm ngọn. Huyền học chính là cơ sở của Thanh đàm
  • Nguyên văn: 在三之义, 人之所重/tại tam chi nghĩa, nhân chi sở trọng. "Tại tam" là điển cố ý nói tam cương, tức là lễ kính quân (vua), phụ (cha), sư (thầy). Nguồn gốc từ Quốc ngữ quyển 7 – Tấn ngữ 1: "Dân sanh ở ba (tam), phụng sự như một. Cha sanh ra, thầy dạy dỗ, vua cho ăn. Không cha chẳng sanh, không ăn chẳng lớn, không dạy chẳng biết, sanh ra dòng dõi, nên một lòng phụng sự, chỉ ở (tại) chỗ ấy, thời đến chết vậy."
  • Vương Trừng là em trai của danh thần Vương Diễn (王衍), Huyền là con trai của Diễn. Vương Diễn cùng Hà Yến, Vương Bật, Hạ Hầu Huyền, Quách Tượng là những người tiên phong của trào lưu Thanh đàm đời Ngụy Tấn

wikisource.org

en.wikisource.org

  • Lưu Nghĩa Khánh, tlđd – Dung chỉ đệ thập tứ: Vệ Giới từ Dự Chương xuôi đến kinh đô, người ta nghe danh ông đã lâu, đến xem như đổ tường. Giới từ trước có bệnh tật, cơ thể không chịu nổi vất vả, nên thành bệnh àm chết. Người đương thời nói "nhìn chết Vệ Giới."
  • Lưu Nghĩa Khánh, tlđd – Văn học đệ tứ: Vệ Giới thời tết tóc trái đào hỏi Nhạc lệnh [13] về ‘mộng’, Nhạc đáp: "Là tưởng tượng." Vệ nói: "Hình (tức thân thể) và thần (tức tinh thần) không tiếp xúc, thì mộng là tưởng tượng làm sao?" Nhạc đáp: "Có nguyên nhân đấy. Người ta chưa từng mơ thấy ngồi xe đi vào hang chuột, giã thức ăn gặp phải chỗ cứng như sắt, đều là không tưởng tượng ra những việc không trải qua vậy." Vệ nghĩ về nguyên nhân, cả ngày không thông, bèn phát bệnh. Nhạc nghe tin, nên gọi xe đến phân tích cho ông. Vệ lập tức khá hơn. Nhạc than rằng: "Đứa nhỏ này trong lòng vướng mắc thì chẳng khác gì bệnh vào cao hoang."
  • Lưu Nghĩa Khánh, tlđd – Văn học đệ tứ: Vệ Giới mới độ giang, gặp Vương đại tướng quân. Nhân ‘dạ tọa’ [14], đại tướng quân mệnh cho Tạ Ấu Dư [15]. Giới gặp Tạ, rất đẹp lòng, đều không quay lại gặp Vương, bèn vi ngôn (lời lẽ vi diệu) đến sáng. Vương cả đêm không được tham dự. Cơ thể Giới vốn gầy yếu, luôn bị mẹ cấm đoán. Đêm ấy chợt vất vả, vì vậy bệnh trở nặng, nên không dậy nổi.
  • Lưu Nghĩa Khánh, tlđd – Dung chỉ đệ thập tứ: Phiếu kỵ Vương Vũ tử là cậu của Giới, tuấn sảng có phong tư, gặp Giới, liền than rằng: "Châu ngọc ở bên cạnh, nhận ra hình dáng mình xấu xí."
  • Lưu Nghĩa Khánh, tlđd – Thương thệ đệ thập thất: Vệ tẩy mã vào năm Vĩnh Gia thứ 6 thì mất, Tạ Côn khóc ông, cảm động người qua đường. Trong niên hiệu Hàm Hòa, thừa tướng Vương công dạy rằng: "Vệ tẩy mã rõ ràng đáng được cải táng. Ông ta là phong lưu danh sĩ, hãy sửa soạn lễ tế đơn sơ, để thêm dày tình nghĩa cũ."
  • Nguyên văn: 在三之义, 人之所重/tại tam chi nghĩa, nhân chi sở trọng. "Tại tam" là điển cố ý nói tam cương, tức là lễ kính quân (vua), phụ (cha), sư (thầy). Nguồn gốc từ Quốc ngữ quyển 7 – Tấn ngữ 1: "Dân sanh ở ba (tam), phụng sự như một. Cha sanh ra, thầy dạy dỗ, vua cho ăn. Không cha chẳng sanh, không ăn chẳng lớn, không dạy chẳng biết, sanh ra dòng dõi, nên một lòng phụng sự, chỉ ở (tại) chỗ ấy, thời đến chết vậy."
  • Nguyên văn: 金声/kim thanh (ý nói âm thanh của nhạc khí bằng kim loại,ở đây là tiếng chuông) và 玉振/ngọc chấn (ý nói âm thanh của nhạc khí bằng ngọc, ở đây là tiếng khánh). Nguồn gốc từ Mạnh tửVạn Chương hạ: "孔子之谓集大成. 集大成也者, 金声而玉振之也. 金声也者, 始条理也; 玉振之也者, 终条理也. 始 条理者, 智之事也; 终条理者, 圣之事也./Khổng Tử chi vị tập đại thành. Tập đại thành dã giả, kim thanh nhi ngọc chấn chi dã. Kim thanh dã giả, thủy điều lý dã. Ngọc chấn chi dã giả, chung điều lý dã. Thủy điều lý giả, trí chi sự dã. Chung điều lý giả, thánh chi sự dã./Khổng Tử được gọi là bậc kết hợp thành tựu lớn. Bậc kết hợp thành tựu lớn, đó là chiêng vang rồi khánh ngọc trỗi vậy. Tiếng chiêng vang là khởi đầu điều lý (dàn nhạc). Tiếng khánh ngọc trỗi là kết thúc điều lý (dàn nhạc). Khởi đầu điều lý là việc của bậc trí. Kết thúc điều lý là việc của bậc thánh." (bản dịch của Lý Minh Tuấn – Tứ thư bình giải, KHXB số 888-2010/CXB/45-139/TG, QĐXB số 864/QĐ-TG, Nhà xuất bản Tôn Giáo)